Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Triển khai nhà máy thông minh một cách thực tế

Nhà máy thông minh hay các công nghệ 4.0 không phải là những khái niệm quá khó hiểu. Tuy nhiên, nền tảng kỹ thuật bên trong các công nghệ này thì không phải ai cũng biết, cho dù bạn có là người làm về kỹ thuật hay có am hiểu về công nghệ. Những công nghệ như IoT, Big Data hay AI có phù hợp khi ứng dụng trong nhà máy sản xuất truyền thống không? Việc nâng cấp hay xây dựng nhà máy thông minh cần phải được đánh giá chi tiết một cách thực tế.

Việc nghiên cứu khó khăn trong sản xuất của một nhà máy là rất quan trọng. Từ đó mới đưa ra công nghệ phù hợp để giải quyết vấn đề cụ thể. Vậy khi triển khai nhà máy thông minh, đơn vị triển khai cần phải tuân theo các bước như thế nào?

Triển khai nhà máy thông minh một cách thực tế

1. Nghiên cứu khó khăn trong sản xuất của doanh nghiệp


Một số nhà máy gặp khó khăn do dây chuyền sản xuất thô sơ, hay khâu giám sát các dây chuyền sản xuất với hàng trăm, hàng nghìn thiết bị, cảm biến và máy móc cần kiểm tra, bảo dưỡng hàng tuần. Theo dõi thiết bị nào chưa kiểm tra, thiết bị nào sắp đến hạn thay thế phụ tùng, những điều chỉnh trong lần bảo trì gần nhất ... giúp ích rất nhiều trong vận hành dây chuyền hoạt động ổn định. 

Việc quản lý dữ liệu bằng văn bản, phần mềm Excel là rất hạn chế. Vì văn bản hay các sheet dữ liệu trong Excel chỉ cung cấp một lượng thông tin giới hạn trên một khía cạnh sản xuất mà không thể phản ánh toàn cảnh về bức tranh sản xuất của nhà máy như: Lập kế hoạch, lưu kho, tính toán chi phí,...

Vì thế, việc nghiên cứu những khó khăn hiện tại của nhà máy cực kì quan trọng vì mỗi nhà máy đều có những khó khăn khác nhau trong sản xuất. Phải mất thời gian để theo dõi cách thức làm việc, nguyên liệu sử dụng, các số liệu cụ thể,... từ đó mới lên kế hoạch để giải quyết vấn đề, cải tiến kỹ thuật và hiệu quả sản xuất.

  • Nếu không có phần mềm quản lý bảo trì thiết bị, nhân viên có thể bỏ sót, hoặc không nhớ mỗi máy đã từng bảo dưỡng, sửa chữa những hạng mục gì.
  • Nếu các dữ liệu không được tổng hợp một cách tự động và toàn diện thì người quản lý không thể có được biện pháp cải thiện năng suất và sản lượng.  Đối với một số ngành như: chế biến thực phẩm, sản xuất nguyên liệu xây dựng,... thì thời hạn sử dụng của nguyên liệu rất ngắn. Nếu lượng tồn kho lớn thì vốn bị giam giữ và hao hụt sẽ tăng.

2. Tìm hiểu công nghệ giải quyết vấn đề


Khi tích hợp các công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp phải xác định tới hiệu quả lâu dài, ổn định. Tùy theo nhu cầu cụ thể để giải quyết các vấn đề cụ thể. Từ vấn đề kiểm soát bảo trì cho đến các vấn đề về phần mềm quản lý kho, quản lý nguyên liệu.

Các công nghệ hiện đại như AI, IoT và Big Data vẫn chưa có công thức chung để áp dụng cho các nhà máy khác nhau, các ngành công nghiệp ở mọi quy mô. Vì thế, tùy vào tình hình thực tế của mỗi nhà máy sản xuất, mỗi ngành nghề khác nhau mà đơn vị triển khai sẽ có phương án và công nghệ phù hợp.

Công nghệ sử dụng trong nhà máy thông minh

3. Thử nghiệm & cải tiến


Mọi sự thay đổi mang tính hệ thống đều cần phải có thời gian thử nghiệm để đánh giá, xem xét kĩ lưỡng trên nhiều khía cạnh. Việc thay đổi nên được áp dụng trên phạm vi nhỏ, cho phép mức sai số nhất định trong phạm vi chấp nhận được. 

Việc tiếp theo là thu thập dữ liệu, phản hồi về công nghệ, hệ thống. Từ đó đánh giá, xem xét, cải tiến công nghệ, kỹ thuật, máy móc. Khi đã chắc chắn về công nghệ và độ hiệu quả thì mới triển khai trong phạm vi lớn hơn

Trên khía cạnh máy móc: Tổng hợp những vấn đề cụ thể ở từng xưởng, từng bộ phận khác nhau. Sau đó kiểm soát những vấn đề như: số giờ máy chạy, giai đoạn nào cần bảo dưỡng, tự động lập kế hoạch sản xuất, tính toán thời gian hoàn thành....

Trên khía cạnh con người: Thay đổi tư duy và cách làm việc của công nhân, kỹ sư, quản lý sao cho thích nghi với điều kiện làm việc mới, bổ sung kiến thức để vận hành công nghệ mới….

Con người cần phải thay đổi tư duy để vận hành công nghệ mới

4. Kế hoạch tài chính dài hạn


Việc nâng cấp từ nhà máy sản xuất truyền thống sang nhà máy sản xuất thông minh là cả một quá trình chuyển đổi cả về công nghệ và con người. Vì thế doanh nghiệp cần phải có định hướng lâu dài và kế hoạch tài chính cụ thể cho nhà máy. Đầu tư và đánh giá thường xuyên về hiệu quả giúp doanh nghiệp chủ động và tiết kiệm chi phí hơn trong quá trình chuyển đổi. Nên nhớ, kế hoạch tài chính là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong quá trình triển khai nhà máy thông minh.

Liên hệ tư vấn:

Để triển khai hệ thống nhà máy sản xuất thông minh hiệu quả, hạn chế những chi phí phát sinh không mong muốn thì việc cấp thiết mà nhà quản lý phải làm là tìm đến một đơn vị triển khai Uy tín, nhiều năm kinh nghiệm.

Intech Group - Đơn vị triển khai hệ thống nhà máy thông minh hàng đầu tại Việt Nam. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 02466.806.795 để được tư vấn Miễn Phí cách thức triển khai phù hợp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.